Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có toạ độ từ 9000’00’’ đến 907’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00” đến 105052’30” kinh độ đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km (về phía bắc). Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông.
Những danh lam, thắng cảnh tuyệt đẹp của nơi đây
Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh
Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi được xây dựng năm 1972, cách thành phố Bạc Liêu 18 km về phía Tây Bắ. Tọa lạc trong khuôn viên hơn 9.300 mét vuông, có khoảng hơn 30 hiện vật và tài liệu phản ánh quá trình nhân dân xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ đền thờ và các tư liệu về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ tại nhà trưng bày. Đền đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Sân chim Bạc Liêu
Thật ít nơi nào trên thế giới lại có một sân chim tự nhiên và hoang dã, nguyên sơ chỉ cách trung tâm đô thị có 3 km như ở Bạc Liêu. Với diện tích 160 ha, Sân chim Bạc Liêu hiện có hơn 40 loài với trên 60.000 con, trong đó có nhiều loài chim quý như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, dang sen, diệc Sumatra... Sân chim Bạc Liêu nằm trên tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh (Sân Chim - Vườn nhãn - Chùa Xiêm Cáng - Biển).
Ngoài ra, còn có nhiều vườn chim tự nhiên nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Giá Rai và Phước Long. Hệ thống Sân chim, Vườn chim Bạc Liêu đã và đang là những điểm du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài nước.
Tham quan khu làm muối Bạc Liêu
Đến Bạc Liêu mà không thăm những cách đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng chạy dài tít tắp là chưa biết hết nét đặc thù của xứ muối nổi tiếng này. Muối kết tinh trong ô trắng tinh, lóng lánh phơi mình dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Bạc Liêu có 156 bờ biển được đánh giá là sạch, độ mặn nước biển cao, cho muối tốt, thu hoạch nhanh. Người dân Bạc Liêu ven biển luôn biết tận dụng những gì biển khơi ban tặng cho mình để làm nên những hạt muối đậm đà cho bữa ăn thêm ngon miệng. Nghề muối ở Bạc Liêu đã có từ lâu đời.
Bạc Liêu là nơi cung cấp một số lượng muối khá lớn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có nhìn thấy sự lao động cật lực, lam lũ của người làm muối mới biết để có hạt muối trắng ngần ấy, diêm dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức; mới cảm thấy quý trọng hạt muối, cái tình cái nghĩa của người làm ra hạt muối.
Vườn nhãn
Vườn nhãn Bạc Liêu nằm song song với bờ biển, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 6 km và cách bờ biển 3 km, diện tích trên 50 ha, chạy dài gần 7 km, từ phường Nhà Mát đến xã Vĩnh Trạch Đông.
Nơi đây có những gốc nhãn cổ hàng trăm năm tuổi thật sự là một mô hình du lịch vườn hấp dẫn. Đến tham quan khu du lịch vườn nhãn, du khách sẽ được thưởng thức mùi vị quyến rũ của những chùm nhãn thơm ngon cùng với những món ăn dân dã là đặc sản do biển cả hào phóng ban tặng, được hưởng không khí trong lành từ gió biển và còn được thưởng thức đờn ca tài tử Nam bộ.
Biển và rừng
Rừng ở Bạc Liêu chủ yếu là rừng ngập mặn, có năng suất sinh học và giá trị về phòng hộ, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế. Diện tích đất lâm nghiệp khoảng 5.879 ha, trong đó đất rừng là 5.509 ha. Nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, Bạc Liêu đang từng bước khôi phục và phát triển rừng phòng hộ và các khu bảo tồn thiên nhiên như Sân chim Bạc Liêu, Vườn cò huyện Phước Long, Vườn cò huyện Đông Hải …
Bạc Liêu có đường bờ biển dài 56 km, chiếm 1,27% tổng chiều dài bờ biển cả nước. Mỗi khi thủy triều xuống, bãi biển trải dài hàng cây số và du khách thỏa thích đi trên bãi biển mênh mông. Du khách có thể bơi xuồng len lách trong những cánh rừng phòng hộ, câu cá, đổ đó, bắt tôm. Đi giữa rừng mắm xanh tươi, du khách sẽ quên đi những lo toan, phiền muộn, hít thở không khí trong lành mà không phải nơi đâu cũng có.
Đến thăm “khách sạn Công Tử Bạc Liêu”
Khu nhà cổ tọa lạc ở 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu là nơi gia đình ông Trần Trinh Huy - công tử Bạc Liêu - trú ngụ, nay đã trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu với 6 phòng ngủ. 5 phòng bình thường có giá 250.000 đồng/đêm, riêng phòng công tử từng ở trước đây có giá gấp đôi. "Phòng công tử" có 1 giường đôi, ti vi, máy lạnh, 1 bàn viết, 1 tủ áo và toilet khá rộng kế bên.
Điểm độc đáo duy nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Cô Thúy Vy - nhân viên lễ tân khách sạn - cho biết phòng công tử Bạc Liêu luôn đắt khách, nhất là người nước ngoài. Họ muốn được trải qua một đêm thú vị tại nơi mà vị công tử lừng danh từng trú ngụ. Du khách muốn qua đêm tại đây buộc phải đặt phòng trước cả tháng.
Thăm di tích Đồng Nọc Nạng
Di tích Đồng Nọc Nạng là di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa, di tích này nằm ở ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu ngày nay. Di tích này là nơi diễn ra cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân để bảo vệ ruộng đất của mình trước sự cướp bóc của bọn địa chủ cường hào dựa vào thế lực của bọn thực dân Pháp.
Đã trãi qua hơn bảy mươi năm, cánh đồng Nọc Nạng vẫn còn đọng lại khúc ca bi tráng ngày nào, sự kiện ấy đã đi vào thơ ca hò vè và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật với hình tượng người nông dân Bạc Liêu chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí.
Đến chùa Xiêm Cán
Cách thị xã Bạc Liêu 7km về hướng Đông Nam, chùa Xiêm Cán là ngôi chùa của người Khơ-me lớn nhất và đẹp nhất trong vùng. Chùa được xây dựng hồi thế kỉ 19 với kiến trúc độc đáo.
Quan sát trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khơ-me, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Đối với chùa Khơ-me, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.
Vào những dịp lễ hội lớn như lễ Ok Om bok, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, không khí chùa thật rộn ràng. Ngày nay, người ta cảm nhận một sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khơ—me đang từng ngày được gìn giữ, phát huy nhằm làm đẹp hơn, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam.
Khu du lịch Quán âm Phật Đài
Khu du lịch Quán âm Phật Đài với diện tích 2,5 ha nằm trong Khu du lịch Nhà Mát, có tượng Phật bà cao 11m ( không kể phần bệ tượng), được xây dựng năm 1973; đây là điểm du lịch tâm linh phù hợp dành cho du khách mọi miền đất nước hành hương. Hằng năm, vào ngày 23 - 25 tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội “Quán âm Nam Hải” với sự tham gia của phật tử và nhân dân trong ngoài tỉnh đến hành hương và cúng viếng.
Khu nhà Công tử Bạc Liêu.
Tọa lạc tại số 31, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà gắn liền với giai thoại Công tử Bạc Liêu nổi tiếng một thời.
Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1919 theo lối kiến trúc phương Tây. Toàn bộ vật liệu đều được chuyên chở từ Pháp sang. Nơi đây hiện nay là Nhà hàng - khách sạn Công tử Bạc Liêu.
Phước Đức Cổ Miếu (Còn gọi là Chùa Bang)
Di tích Phước Đức cổ miếu tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, Phường 3, Thị xã Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu, nó được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ Ông Bổn - Một vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành.
Đồng hồ Thái Dương
Đồng hồ Thái Dương còn gọi là đồng hồ đá, hiện tọa lạc trong khuôn viên nhà thiếu nhi tỉnh Bạc Liêu, cổng sau đường 30/4, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Chiếc đồng hồ này được xây bằng gạch do nhà bác vật Lưu Văn Lang chế tạo đều thế kỷ 20, bề mặt của đồng hồ đối diện hướng Đông , những chỉ số La Mã chỉ giờ được gắn bằng gạch tàu . Đồng hồ hoạt động nhờ ánh sáng mặt trời . Năm 2006, đồng hồ Tái dương được UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích văn hóa cấp tỉnh.
Về Bạc Liêu nghe tiếng đàn “Dạ Cổ”
Về quê hương của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ai cũng muốn một lần lắng nghe “Dạ Cổ Hoài Lang”, để nhớ lại cái thuở mới sơ khai của điệu Vọng cổ và sắc màu của làn điệu Phương Nam. Nếu đã có lần về thăm Bạc Liêu, bạn hãy một lần nghe qua đờn ca tài tử nơi vùng sông nước này.
Bạc Liêu là xứ có “bên nước mặn biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi”, Bạc Liêu có biển, có lúa, có chùa Xiêm và những bài Vọng cổ buồn nghe nao long người khi vừa đặt chân đến. Bạc Liêu cũng có cái tính rộng rãi của “công tử”, cái chất hào sảng của người Nam Bộ để làm người ta lưu luyến mãi không muốn về.
Đặc sản Bạc Liêu quyến rũ hồn người
Nếu được thử món ngon vật lạ Bạc Liêu, bạn sẽ bị ấn tượng, đê mê trong sự quyến rũ của ẩm thực vùng đất phương Nam. Quý khách hãy cùng thuexegiare.net điểm danh những món ngon dưới đây nhé!
Mắm chua Vĩnh Hưng
Mắm chua ở tháp cổ Vĩnh Hưng (ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) được chế biến từ cá sặt, cá rô, cá lóc nhỏ..., cùng muối, đường, thính, rượu, riềng, tỏi, ớt....
Mắm chua có mùi rất thơm, khi gắp ra còn thấy nguyên hình con cá, tuy nhiên, ăn mới thấy xương đã mềm chẳng sợ bị hóc. Mắm chua dân giã, ăn cùng những thứ quanh vườn nhà, vài trái bần, ổi, hay khế, chuối chát, me xanh, hoặc mấy lát dưa leo cũng xong bữa.
Người nào thích cay thì vặt thêm trái ớt hiểm nữa là ngon lành. Cứ cắn nguyên con cá, gắp thêm rau, cắn chút ớt và và miếng cơm, sẽ thấy cái mặn mặn của muối, chua chua con mắm mềm từ thịt tới xương quyện cùng vị chát chát, chua thanh của mấy loại quả, đẩy cơm vô cùng.
Người ăn chưa quen thì còn e ngại nhưng đã vài lần nếm khó mà cưỡng lại hương nồng nàn ấy. Tuy nhiên, mắm chua không để được lâu như mắm mặn mà chỉ ăn trong vòng 10 – 15 ngày, nếu có tủ lạnh thì để được lâu hơn một chút.
Bánh củ cải
Dạo chơi Bạc Liêu, ghé chợ thì nhớ thưởng thức món bánh này. Rất thanh đạm và lạ vị do sự kết hợp của bột mì, củ cải với nhân bánh đơn giản, bánh củ cải thật sự thích hợp cho nhiều người.
Vỏ bánh làm bằng bột mì trắng pha với bột củ cải trắng nghiền nhuyễn, cán mỏng ra như bánh ướt. Phần nhân thì gồm tôm khô đập dập vừa phải, thêm chút thịt nạc bằm với vài hạt đậu xanh đã hấp. Các nguyên liệu ấy xào chín, nêm gia vị cho vừa rồi cho vào vỏ bánh, cuốn lại.
Khi ăn, bánh bày lên đĩa, rưới thêm mỡ hành và phục vụ kèm rau thơm, xà lách. Bánh thơm thơm bột mì, hăng hăng cải, ngọt tôm thịt và vướng vất nước mắm chanh, tỏi, ớt. Vì món này khá nhẹ nên ăn sáng, ăn xế đều thích hợp.
Ba khía Bạc Liêu
Nếu nhìn thấy ba khía, nhiều người không biết sẽ cãi đó là cua vì hình dáng đặc biệt giống cua đồng. Tuy nhiên, ba khía nhỏ hơn và sống chủ yếu ở vùng nước mặn. Lúc trước, nó là món ăn của người bình dân, sau này, do độc đáo nên được biến thành đặc sản Bạc Liêu.
Từ ba khía, người ta làm được rất nhiều món ngon, nhưng dễ nhất là ba khía muối. Chỉ cần làm sạch, xé nhỏ rồi trộn đều với đường cát, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Cứ thế ăn cơm mà vẫn hấp dẫn bởi vị đậm đà khác lạ.
Đàn ông xứ này lai rai, cũng chỉ cần ba khía luộc là khề khà đến khuya. Còn cao cấp và công phu hơn, người ta có thể làm gỏi ba khía… Món nào món ấy cũng khiến người ăn nhớ vị và thốt lên: "ngon quá!".
Cốn xại, xá bấu
Lạ tai vậy thôi chứ thực ra đây là món rau cải muối (như dưa muối) và củ cải muối. Nhưng trong quá trình làm có chút khác vì món này là món của người Hoa. Cốn xại làm từ cải tươi non, đem phơi cho héo, trộn với muối hột, đường, rượu, riềng. Sau đó, cứ để vậy khoảng hai tuần thì ăn được.
Còn xá bấu thì cách làm đơn giản hơn. Củ cải mua về chỉ cần rửa sạch, xắt thành miếng và cũng đem phơi khô. Cho các gia vị đường, bột ngũ vị hương, rượu rồi trộn đều với nhau cùng với củ cải khô. Để cho đến khi nào thấy đường tan, thấm hết vào củ cải là ăn được.
Hai món này chua chua ngọt ngọt, cay cay và rất dậy mùi. Không chỉ ăn với cơm hay cháo, chúng còn rất ngon khi đi chung bánh tét chiên, bánh phồng tôm, cá khô, thịt khô...
Ngoài ra, cốn xại còn được dùng để làm gỏi với củ kiệu, thịt luộc thái mỏng, tôm đồng luộc lột vỏ hoặc tôm khô và chấm nước mắm chua cũng rất tuyệt vời.
Bún bò cay
Cũng là bún bò đấy, nhưng bún bò Bạc Liêu chỉ gồm thịt bò và sa tế chứ không cho mắm ruốc đặc trưng của Huế. Khách chỉ cần nghe tên là biết điểm nổi trội của món này: cay. Cách nấu tưởng chừng đơn giản vì có gì đâu, cứ thịt bò và sa tế thôi, nhưng không phải ai cũng làm được, mà mỗi nơi đều theo phương thức riêng, không truyền cho người ngoài.
Tô bún bò bưng ra nghi ngút khói, nhìn có vẻ sền sệt và đậm màu. Bún bò cay ăn chung với húng quế, và đĩa muối ớt đỏ kèm lát chanh tươi ngon.
Khi ăn, nhặt vài lá rau thơm cho vào tô, vắt chanh rồi trộn đều. Thỉnh thoảng gắp miếng thịt bò dày, thơm, mềm chấm muối ớt ngon đã luôn. Cứ thế vừa xuýt xoa cay, vừa đỏ mặt vì nóng, vị ớt sẽ khiến cho buổi sáng của bạn thêm hương vị.
Đuông chà là
Ở Bến Tre, ta tận hưởng vị béo đuông dừa, đến Bạc Liêu ngại gì mà không tìm đuông chà là? Đây là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương. Cứ tháng 10 – 12 âm lịch, là đuông béo múp míp, trở thành món ngon cho người sành ăn.
Người ta hay nói với nhau, đuông trong thân chà là là loại đuông to nhất, béo tròn nhất nên trở thành món ăn nổi tiếng. Để bắt đuông khá vất vả do chà là nhiều gai.
Các món chế biến từ đuông chà là cũng như đuông dừa, khá phong phú, nhưng phổ biến nhất là đuông chà là lăn bột chiên bơ. Nước chấm ăn với đuông chà là thông thường là nước tương hoặc nước mắm tỏi, ớt. Vị béo ngọt của đuông chà là, giòn giòn của bột và bơ thơm cùng nước mắm tạo thành món ngon khó bỏ.
Ngoài những đặc sản Bạc Liêu kể trên, nơi đây còn rất nhiều món ngon cũng mang hương vị tuyệt không kém, nào là bánh xèo, bánh tằm bì, lẩu mắm… thứ nào cũng đậm sắc, đậm hương và đậm văn hóa của miền Đông Nam Bộ.
xin giới thiếu đến quý khách những nơi nghỉ ngơi uy tín
Nhà nghỉ Minh Triết
Địa chỉ: 222/59 Đường 23/8, Khóm 1, Phường 8, TP.Bạc Liêu (Ngang công viên Lê Thị Riêng, Trà Kha, cách đèn đỏ 100m )
Khách sạn Ánh Hồng
Địa chỉ: 91A Quốc lộ 1A, Tp. Bạc Liêu
Khách sạn Hải Hồ
Địa chỉ: 103/4 Quốc lộ 1A, Tx. Bạc Liêu
Khách sạn Hoàng Châu
Địa chỉ: Ấp Long Thành, thị trấn. Phước Long
Khách sạn Kiều Hối Bạc Liêu 1
Địa chỉ: 8 Lý Tự Trọng, P3, Tp. Bạc Liêu
Khách sạn Kiều Hối Bạc Liêu 2
Địa chỉ: 28/2 Hòa Bình, Tp. Bạc Liêu
Khách sạn Lê Minh
Địa chỉ: 137 Quốc lộ 1A, phường 7, Tx. Bạc Liêu
Khách sạn Nhà Tôi
Địa chỉ: 207 Quốc lộ 1 ,Tt. Châu Hưng, Huyện Vĩnh lợi
Khách sạn Thiên Kim
Địa chỉ: 50/8 Quốc lộ 1A, Tp. Bạc Liêu
Khách sạn Trường Giang
Địa chỉ: 20, Khu Nam Hành Chính, P.1, Tp. Bạc Liêu
Nhà hàng - Khách sạn Công tử Bạc Liêu
Địa chỉ: 13 Điện Biên Phủ, Tp. Bạc Liêu